Săn bắt Sơn dương Đông Dương

Thịt và xương

Từng một thời nhiều vô kể nhưng ngày nay, do thịt ngon làm thực phẩm, lông da xương có nhiều giá trị nên số phận của loài linh dương vô cùng nguy cấp. Số lượng sơn dương không nhiều, ngày càng trở nên hiếm, nhiều nơi không còn sơn dương do săn bắn bừa bãi quá mức và chưa có biện pháp bảo vệ thích hợp, chúng được đưa vào Sách đỏ vì số lượng ngày càng ít dần, cấm săn bắn và cần khoanh vùng các khu bảo vệ. Nhiều dân tộc cao nguyên cho biết hiện nay khu vực sống của họ đã không còn loại linh dương này. Từng có vụ bẫy chết sơn dương rồi xẻ thịt chia nhau. Tang vật là 1 cá thể sơn dương nặng 42 kg do chúng đặt bẫy bắt được, sau đó cùng mổ thịt chia nhau, các đối tượng này đã bị ký quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đối tượng cùng tang vật là 42 kg thịt Sơn Dương của 1 cá thể sơn dương do đặt bẫy, sau đó cùng mổ thịt, chia nhau vận chuyển về tiêu thụ[7].

Người ta săn bắt sơn dương để lấy thịt ngoài ra còn dùng xương để nấu cao. Trong công đoạn nấu cao hổ cốt, Người ta thường pha thêm xương sơn dương với tỷ lệ 05 xương hổ 01 xương sơn dương (thịt và xương của sơn dương cũng thường được nấu cao với tên cao sơn dương, tuy nhiên chúng không nằm trong khảo sát của bài này). Từ công thức đó người ta thường có câu phi sơn dương bất thành hổ cốt. Ở Việt Nam, Vào thời điểm hiện tại để nấu được một lạng cao hổ thành phẩm phải bỏ ra khoảng 20 triệu đồng (cứ 10 kg xương hổ kèm 3 kg xương sơn dương.

Linh dương giác

Nạn săn bắn loài vật này ngoài việc lấy thịt còn là một thú chơi lấy sừng hay còn gọi là linh dương giác, nhiều người dân chơi có máu dị đoan hăng hái săn lùng linh dương giác hay săn sừng linh dương vì năm 2015 là năm cầm tinh con dê. Đây là thú chơi sừng động vật quý hiếm, sừng linh dương khi núi rừng vắng bóng nó, khi người ta tuyên bố không tìm thấy nó ở núi rừng Việt Nam nữa thì khi ấy cái sừng của nó sẽ rất rất có giá trị. Sừng linh dương còn được một số người hoạt động trong ngành Đông y, đặc biệt là các quý ông tích cực quan tâm, người ta mong săn được cái sừng linh dương để năm con dê bày biện lấy may và mài lấy bột tẩm bổ, tuy nhiên, tác dụng thực của sừng linh dương không nhiều.

Hiện nay nhiều người sưu tập linh dương giác qua việc tìm đến, hay cho người nếu có dịp đi qua ghé hỏi thăm người dân tộc người Cil bản xứ có còn lưu giữ những cái sừng linh dương mà ngày trước họ từng săn bắn lấy thịt, nếu còn thì mua lại. Người Cil như nhiều tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, ngày trước mỗi khi săn được thú lấy thịt, họ thường lấy cặp sừng để đánh dấu chiến tích, hay treo trong nhà làm cảnh. Ngoài ra, thú chơi sừng linh dương dưới nhiều hình thức như làm chuôi dao đã khiến loài thú này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.[5] Có những con bị sa một chân vào bẫy thòng lọng dây bẫy là cáp lụa loại sáu sợi được tách ra từ cáp kéo gỗ nguyên liệu giấy và bị giết để lấy da, bẫy bắt nó dễ như bắt dê nhà[6].

Ở Miền Bắc

Gia đình sơn dương

Sơn dương Đông Dương có thời ở miền Bắc nhiều, vào mùa khô, việc săn sơn dương núi bắt đầu nhộn nhịp và trở nên náo nhiệt. Không phải một người mà hàng chục người trong bản cùng kết hợp đi săn sơn dương. Vì nhiều sơn dương, nên ở đây việc săn, bẫy sơn dương khá nhộn nhịp. Bình thường, vào các mùa mưa, việc săn chủ yếu do các thợ săn lão luyện thực hiện. Có nhiều cách để săn như dùng cung nỏ, súng kíp.

Có cách khác là làm bẫy rồi đặt mồi nhử chúng vào để bắt sống. Mùa săn sơn dương núi thực sự là vào mùa khô. Vì vào mùa mưa thì thức ăn trong rừng và nước uống rất nhiều nên loài sơn dương ít khi ra bên ngoài. Đến mùa khô, do nguồn thức ăn hiếm hơn, nước uống ở các suối trong rừng, nước ở các khe đá cũng cạn, khát nước nên chúng thường mon men ra hẳn những vũng, những chuôm để tìm nước uống. Vì vậy, việc săn dê lúc này mới thực sự trở nên nhộn nhịp hơn và để săn chúng có khi phải huy động gần hết người trong bản.

Việc làm bẫy cũng khá công phu, có hai cách làm bẫy sơn dương. Một là đào một cái hố thật sâu rộng, bên dưới cắm cọc nhọn, bên trên hố phủ loại lá mà sơn dương thích ăn, có rắc muối. Khi đến ăn muối, nếu dẫm chân vào chỗ hố sâu được phủ lá bên trên những con sơn dương này sẽ ngã xuống hố và bị cọc nhọn đâm vào người. Tuy nhiên, loại bẫy này chỉ bắt được những con sơn dương ham ăn và còn non. Còn những con sơn dương trưởng thành rất tinh khôn và khả năng nhảy của chúng thì tuyệt vời nên rất khó mắc bẫy.

Loại bẫy thứ hai được tạo bằng các loại dây, làm như cái thòng lọng chó. Dây làm bẫy phải dẻo và dai, nếu là màu trắng thì càng tốt để chúng khó phát hiện. Loại bẫy này phải đặt ở những đoạn đường mà sơn dương hay đi lại. Bẫy được căng một cách khéo léo và kín đáo sao cho sơn dương không phát hiện được. Khi sơn dương vô tình dẫm vào thòng lọng sẽ thắt chặt vào chân, càng giẫy thì càng khó thoát. Khi đó, người đặt bẫy chỉ việc đến tìm cách bắt về.

Những ao gần bìa rừng phải tát cạn nước, chỉ để những ao giữa cánh đồng. Vào những buổi chiều, hàng chục người khỏe mạnh trong bản, nhanh nhẹn rủ nhau phục kích gần các ao có nước ở trên cánh đồng. Khi thấy sơn dương xuống uống nước, chờ chúng đi ra giữa cánh đồng thì lập tức quây bốn phía. Vì loài này chạy nhảy cực giỏi nên không bao giờ áp sát được chúng. Nếu muốn săn chỉ có một cách là dồn chúng chạy vào những ruộng lầy, lún, sụt hoặc những vũng có bùn. Khi đã chạy vào đây rồi, chúng chỉ có nước vẫy vùng, vì sơn dương quen chạy nhảy trên chỗ đất cứng và núi đá nên khi đã sa lầy thì không chạy nổi, hoặc chạy chậm và khó thoát.

Khi nhìn thấy chúng ở những hẻm đá thì chia nhỏ lực lượng quây chúng. Loài này rất nhút nhát nên thấy người ở đâu là chúng bỏ chạy ngay. Cứ thế dồn chúng vào những hẻm đá, hang đá rồi lấy giáo mác đâm là có thể bắt được. Cần dồn chúng vào chỗ vách đá núi chọn sẵn trong khi nhiều người đứng quây để chúng không còn đường chạy nhảy là được. Có những lần mải đuổi theo sơn dương chạy vào trong hang núi, khi người chui vào hang để bắt thì thấy con sơn dương đang bị con trăn khổng lồ quấn chặt. Có những lần, sơn dương bị hổ ham mồi đuổi ra tận cánh đồng, dân làng đánh trống khua chiêng để xua đuổi và cướp sơn dương từ miệng hổ[2].